>>> Kích sữa về nhanh nhờ uống cao chè vằng
>>> Chế độ ăn uống và cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
>>> Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và bé
Những lợi ích của việc khám thai định kỳ trong thời kỳ mang thai như thế nào ? Lịch khám thai định kỳ như thế nào ? Hãy cùng Mẹ Bé 24h tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé !
Các mẹ nên khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé
Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay không, có nguy cơ do bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không, chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa…
Xem thêm: Những bệnh tật có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai ?
Nếu như ngày xưa các cụ không cần khám thai định kỳ mà vẫn có thể sinh con như bình thường, thì hiện nay khoa học y tế đã ngày càng phát triển, cộng với nguy cơ mắc các bệnh tăng cao hơn so với trước đây thì việc khám thai đã trở thành một công việc thiết yếu mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải quan tâm. Có nhiều trường hợp mẹ bị bệnh nhưng không phát hiện sớm, đến khi sinh ra mới thấy con mình bị mắc nhiều bệnh bẩm sinh do di truyền từ mẹ. Không chỉ vậy, việc sức khỏe của mẹ không đảm bảo cũng khiến cho cuộc sinh trở nên vô cùng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ để đảm bảo tính mạng cho cả thai phụ và thai nhi nhưng nếu như mẹ không khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mình, đến ngày sinh vẫn chọn phương pháp sinh thường thì sẽ dẫn đến rủi ro rất cao.
Khi mang thai, các thai phụ ngoài việc ăn uống tẩm bổ có khoa học, xây dựng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý thì còn cần phải đi khám thai định kỳ và siêu âm thai định kỳ một cách toàn diện để theo dõi cũng như nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bệnh lý có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Đánh giá sức khỏe để đảm bảo một thai kỳ an toàn thông qua đánh giá chức năng cơ quan tim, thận, gan, chuyển hóa… các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con.
Tầm soát sớm các nguy cơ có thể gây khiếm khuyết trên thai nhi: dị tật nghiêm trọng buộc phải chấm dứt thai kỳ hoặc làm thai chết lưu.
Theo dõi sức khỏe thai nhi.
Theo dõi và đánh giá sức khỏe của mẹ để đảm bảo một thai kỳ an toàn.
Tầm soát tiền sản về các nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể hay dị dạng bẩm sinh.
Theo dõi sức khỏe thai nhi.
Theo dõi và đánh giá sức khỏe của mẹ để đảm bảo một thai kỳ an toàn.
Tầm soát tiền sản về các nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể hay dị dạng bẩm sinh.
Theo dõi sức khỏe thai nhi.
Theo dõi và đánh giá sức khỏe của mẹ để đảm bảo một thai kỳ an toàn.
Khảo sát hình thái học và sự phát triển của thai nhi.
Tầm soát các yếu tố đảm bảo cho quá trình “vượt cạn” an toàn.
Việc khám thai định kỳ không chỉ cần thiết cho mẹ mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Thông qua việc khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện được các yếu tố nguy cơ nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Khám thai định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những tai biến xảy ra khi mang thai và sinh nở.
Bản thân người mẹ phải kiểm soát được chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn gì, tránh những thực phẩm nào. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng nên được điều chỉnh hợp lý, tránh căng thẳng, buồn rầu trong thai nghén vì tâm trạng của mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến em bé. Sức khỏe của mẹ đảm bảo, con mới có thể phát triển bình thường.
Khám thai đủ và đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tại nơi đăng ký thai nghén giúp bạn vượt qua quá trình mang thai an toàn, để mẹ và con đều khỏe trong và sau thai nghén.